Phát hoảng vì Facebook sập, người mẹ nhớ chuyện con gái hút thuốc, đánh bạn

Lúc hơn 22h ngày 5/3, khi tài khoản Facebook bất ngờ thoát, chị Tuyết Trinh (41 tuổi, ngụ ở Tân Bình, TPHCM) phát hoảng. Chị rối bời nhập đi nhập lại, đổi mật khẩu, nháo nhác gọi điện, nhắn tin cho mọi người qua khác để hỏi tình hình, báo thông tin.

Những phút đầu không vào được mạng xã hội quen thuộc này, chị vô cùng khó chịu, ngứa ngáy. Chị còn đang định đổ mấy bức ảnh chụp bữa ăn kiêng tối nay, ảnh ngồi đọc sách, đi tập gym…

Trong hơn một tiếng đồng hồ Facebook bị lỗi, rời khỏi điện thoại – vật bất ly thân của mình – chị Trinh ngỡ ngàng nhận thấy mình chỉ mất vài giây để biết tài khoản Facebook bị thoát.

Nhiều người thân, đồng nghiệp, bạn bè của chị cũng vậy, họ chỉ mất rất ít thời gian để biết việc bị thoát tài khoản, để báo tin tránh lừa đảo cũng như cập nhật thông tin lỗi hệ thống của Facebook.

Giây phút đó, chị thoáng giật mình, lâu nay mình nắm thông tin của mọi người rất nhanh. Từ người này đi du lịch, người kia đi nhà hàng cho đến nhan nhản các drama (các màn kịch tính) nuôi dạy con, đánh ghen, đòi nợ…, chị luôn sợ mình bỏ lỡ những màn kịch, thông tin nào đó…

Nhưng, chị tự đặt một phép đối chiếu: Mình biết gì về con? Nắm thông tin và hiểu về con ra sao?

Cô con gái đầu của chị có giai đoạn “nổi loạn” hút thuốc lá, bắt nạt bạn nhiều tháng liềnFrom: web game casino. Vậy nhưng, chỉ khi nhà trường gọi lên giải quyết chị mới hay về một phiên bản khác của con.

Hay bạn nhỏ lớp một bị bạn bè trong lớp bắt nạt, tẩy chay dẫn đến nhiều biểu hiện bất ổn tâm lý như hoảng sợ, tè dầm nhưng chị không hiểu nguyên nhân vì đâu. Chỉ đến khi nhóm phụ huynh trong lớp trao đổi, cô giáo trao đổi chị mới vỡ òa.From: game casino

Thông tin của người xung quanh, của những người xa lạ chị nắm rất nhanh, rất tỏ nhưng vấn đề của con mình, chị thường là người cuối cùng được biết.

Trước đây đã không ít lần khi các con kể chuyện, chị vẫn chăm chăm lướt điện thoại, đáp hờ hững “ờ, ừ”. Đã có lúc con gào lên: “Mẹ cất điện thoại đi, nhìn vào con”.

Giây phút đó, chị đã nhìn về hướng khác, nhìn vào thế giới trên mạng, quay lưng lại với con.

“Công nghệ đưa tôi đến gần hơn với mọi người, với thế giới nhưng hóa ra lại xa cách với chính con mình. Lẽ ra, mình phải nắm thông tin về con nhanh nhất, hiểu về con nhất. Cả đêm qua, tự nhiên tôi không ngủ được”, người mẹ trải lòng.

Không riêng chị Trinh, trong rất nhiều sự việc, vấn đề của con nhỏ, cha mẹ thường là người… biết cuối cùng, họ nhận thông tin qua người khác.

Đã có rất nhiều vụ học trò đánh nhau, nữ sinh hút thuốc phì phèo trong nhà vệ sinh mà chỉ khi những clip được tung lên mạng, bố mẹ mới té ngửa… Hóa ra, bao lâu nay con mình bị bạo hành, bắt nạt hoặc chuyên đi bắt nạt bạn bè với đủ chiêu trò.

Có em bị bạn bắt nạt kéo dài dẫn đến hoảng loạn tinh thần, bố mẹ ngỡ ngàng “lâu nay cháu nó bình thường”.

Cũng không ít vụ việc con gái , mang bầu, đến khi cái thai vượt mặt, thậm chí đến khi con đẻ trong nhà vệ sinh… bố mẹ mới hay biết dù rằng ở cùng một nhà, sống ngay bên cạnh.

Có bác sĩ sản kể, nhiều đứa con tuổi vị thành niên phá thai 3-4 lần nhưng bố mẹ không hề hay biết.

Đau lòng cũng phải nói, những trường hợp vì áp lực, bế tắc, trầm cảm, gia đình vẫn ngạc nhiên “cháu nó không có biểu hiện lạ”.

Như chia sẻ của một chuyên gia tâm lý ở TPHCM, điều nhiều đứa trẻ thiếu nhất hiện nay là . Có em bị bỏ rơi ngay khi ở bên cạnh bố mẹ, thậm chí có trường hợp phải nói rằng trẻ mồ côi ngay khi còn cha còn mẹ…

Hay như trải lòng của chị Tuyết Trinh, chị cũng như nhiều phụ huynh khác, nhiều bố mẹ say sưa nắm thông tin, theo dõi, đủ kiểu tư vấn cho đến cãi nhau, miệt thị, chửi bới trên mạng xã hội. Họ là những bố mẹ “biết tuốt”, chỉ không biết gì về chính con mình.